top of page

Phương pháp quản trị nhà cung cấp hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất

  • Writer: ActionCOACH HNW
    ActionCOACH HNW
  • Aug 8, 2019
  • 3 min read

Updated: Feb 1, 2020

Quản trị nhà cung cấp là việc vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn hàng của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, công việc này cũng được chú trọng mạnh để quản lý sao cho hiệu quả. Vậy làm sao để quản trị nhà cung cấp hiệu quả đối với doanh nghiệp sản xuất? Bài viết này xin chia sẻ với bạn một số phương pháp giúp bạn làm việc với nhà cung cấp hiệu quả.


Quản trị nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp sản xuất
Quản trị nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của Doanh nghiệp sản xuất

Vì sao quản trị Nhà cung cấp lại phức tạp đối với doanh nghiệp sản xuất?


Quá trình quản trị thu mua hàng hoá thường tốn rất nhiều thời gian và trải qua nhiều bước phức tạp. Có nhiều đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng: Nội bộ doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà vận chuyển và có thể còn có các cơ quan chức năng… Do vậy việc phối hợp sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu không giải quyết dễ dẫn đến tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.


Các bên tham gia thường chỉ quan tâm phần lớn tới lợi nhuận của mình mà đôi khi xem nhẹ lợi ích của các bên khác. Doanh nghiệp của bạn cũng đang trăn trở với các khó khăn trên? Bạn cần tìm ra cho mình những phương thức tốt để giải quyết ngay vấn đề đó, cụ thể có các cách quản lý nhà cung cấp hiệu quả dưới đây:


1. Xây dựng các chỉ số đo lường một cách toàn diện


Để quản lý nhà cung cấp hiệu quả thì việc các doanh nghiệp cần làm trước hết là xây dựng cho mình 1 hệ thống các chỉ số đo lường hợp lý và toàn diện. Các chỉ số này sẽ là căn cứ để đánh giá các nhà cung cấp.


Chỉ số này phải được đưa vào áp dụng thực tế chứ không phải chỉ xây dựng trên lý thuyết. Khi doanh nghiệp đo lường được tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của mình, từ đó sẽ có lên được định hướng và biện pháp dự trù cho tương lai.


2. Hướng tới mục tiêu, kết quả chung của cả chuỗi cung ứng


Như đã phân tích ở trên, chuỗi cung ứng có sự tham gia của rất nhiều bên, mỗi bên có 1 vai trò và nhiệm vụ nhất định. Công việc của bất cứ 1 bên nào trong chuỗi đều ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả chung. Do vậy, để quản trị nhà cung cấp hiệu quả đòi hỏi tất cả phải làm việc vì mục tiêu chung.


Việc này có thể đạt được bằng cách đưa ra các cam kết rõ ràng trong hợp đồng hoặc các văn bản hợp tác. Tuy nhiên, để có những mỗi quan hệ dài lâu, mỗi đơn vị cần tự xây dựng cho mình uy tín thương hiệu nhất định.


3. Thay đổi hướng suy nghĩ “chuỗi cung ứng là bắt đầu từ nhà kho– hoặc kết thúc trên kệ hàng”


Đây là cách suy nghĩ phổ biến và thật sự là chưa kín kẽ để hiểu đúng về chuỗi cung ứng. Quan trọng hơn việc sản phẩm của doanh nghiệp được đặt vào kệ hàng chính là bạn phải quan tâm tới việc sản phẩm của bạn có được khách hàng đón nhận hay không?


Doanh nghiệp cần có các biện pháp để thống kê được xem sản phẩm nào của bạn đang bán chạy, sản phẩm nào khách hàng không ưa chuộng. Qua đó bạn sẽ hoạch định được một phần của chiến lược quản lý chuỗi cung ứng của mình.


4. Sử dụng các phần mềm quản lý nhà cung cấp


Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được các vấn đề sau:


  • Thông tin, đánh giá nhà cung cấp, theo dõi công nợ, bù trừ công nợ.

  • Quản lý hợp đồng từ khâu báo giá, tiến độ thực hiện đến quá trình thanh toán diễn ra như thế nào.

  • Quản lý được báo giá của các nhà cung cấp trên hệ thống, có những báo cáo, phân tích so sánh về giá cả của các nhà cung cấp để có lựa chọn phù hợp.


Có thể xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư dự án và toàn công ty.


Trên đây là một số phương pháp được ứng dụng phổ biến đối với doanh nghiệp sản xuất trong việc quản trị nhà cung cấp.


Đăng ký tham dự hội thảo " Quản trị vận hành tinh gọn trong doanh nghiệp sản xuất" để được chia sẻ những thông tin hữu ích khi làm việc với nhà cung cấp.



 
 
 

Comments


bottom of page